Báo cáo nhanh từ Ban chỉ huy PCLB&TKCN Nam Định cho biết, hiện tại đã thông báo cho 100% chủ tàu thuyền, lều chòi canh vây vậng về diễn biến bão số 5, chủ động phòng tránh. Toàn tỉnh Nam Định có 2089 phương tiện đánh bắt với 11.196 ngư dân. Đến 17h chiều ngày 1/8, đã có 2070 tàu với trên 11.000 ngư dân neo đậu tại các bến trong tỉnh; 14 tàu với 114 ngư dân neo đậu tại Cô Tô (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Thanh Hóa, Bạc Liêu và Vũng Tàu.  

Nam Định hiện có 3 tuyến đê, kè xung yếu đó là kè Nghĩa Phúc (Nghĩa Hưng), mái kè Táo Khoai (Hải Hậu) và mái kè Tiền Lang của huyện Giao Thủy. Ngoài ra, đoạn kè 16 đê tả đáy của huyện Nghĩa Hưng cũng cơ bản xử lí xong. 60 rọ thép loại 2x1x1 mét, 120 khối đá hộc, 500 mét khối đất cùng 3000 mét vuông bạt chắn sóng đã được tập kết tại đây.

bao so 5

Sáng 2/8, báo cáo nhanh từ BCH Bộ đội Biên phòng Nam Định cho biết, đơn vị này đã chỉ đạo các Đồn Biên phòng, Hải đội ven biển không cho tàu thuyền ra khơi để đảm bảo an toàn, đồng thời cử 2 đoàn công tác xuống Giao Thủy và Nghĩa Hưng vận động ngư dân còn ở đầm bãi về nơi trú ẩn an toàn.

Chiều 2/8, PV NNVN đã có mặt tại khu vực neo đậu tàu thuyền xã Nghĩa Thắng (Nghĩa Hưng). Tại đây, đa phần tàu thuyền đánh bắt xa bờ đã cập cảng an toàn. Tuy nhiên, nhiều tàu thuyền đánh bắt gần bờ ở đây vẫn tấp nập ra khơi. Một ngư dân tại đây cho biết, do đánh bắt gần bờ (6 tiếng/1 chuyến) nên vẫn phải đi đánh bắt. Trên bờ, rất nhiều thương lái cả trong và ngoài tỉnh chờ sẵn thu mua cá. Những ngư dân này tỏ ra khá thờ ơ và chủ quan với cơn bão đang tới gần.

Ông Trần Văn Lộc, Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Phúc cho biết, hiện xã có khoảng 62ha đầm nuôi trồng thủy hải sản. Trong đó diện tích đầm nuôi ngoài đê TW là 50ha. Nếu như xảy ra mưa lớn, kết hợp triều cường dâng cao từ 3 – 5 mét, toàn bộ diện tích đầm nuôi kể trên sẽ bị chìm trong biển nước. Ngoài ra, 52ha muối của người dân mới thu được 50% sản lượng cũng có nguy cơ mất trắng. Ông Lộc cho biết, trước đó, chính quyền xã đã đi vận động người dân thu hoạch thủy, hải sản trước mua mưa bão. “Vận động là trách nhiệm của xã, còn họ không chịu thu hoạch thì xã cũng chịu”, ông Lộc chia sẻ.

chong bao so 5

Đại tá Hoàng Minh Luyện, Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa cho biết, tính đến 10h ngày 2/8, công tác chuẩn bị ứng phó với bão số 5 của Thanh Hóa đã hoàn tất.

Theo đó, lực lượng Bộ đội các đồn phối hợp với chính quyền địa phương đã kêu gọi được 7.696 phương tiện với hơn 26.600 lao động đang hoạt động trên biển vào neo đậu an toàn tại các khu neo đậu thuộc huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia và thị xã Sầm Sơn. Yêu cầu toàn bộ lao động ở 2.156 chòi canh, lồng bè nuôi trồng thủy sản vào bờ trú ẩn. Đồng thời, phân công lực lượng trực 24/24h; 100% quân số sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố xảy ra. Chuẩn bị đầy đủ phương tiện như: ca nô; ô tô; cuốc, xẻng; áo phao; thuốc chữa bệnh; lương thực, thực phẩm phục vụ đủ ăn trong 30 ngày... Thường xuyên thông tin kịp thời về diễn biến bão trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đối với khu vực miền núi BCH phòng chống lụt bão đã thông báo người dân đề phòng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Đặc biệt, tại các vùng trũng thấp ở các xã ven sông Bưởi thuộc huyện Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Hà Trung; các xã ven sông Cầu Chày gồm huyện Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Yên Định; vùng ven sông Đò Lèn ở Hà Trung, Hậu Lộc và khu vực Nam – Tây Nam huyện Nông Cống cũng đã chuẩn bị phương tiện để sơ tán người, tài sản đến nơi an toàn khi có ngập úng, triều cường.

Được biết, đến thời điểm này có 22 phương tiện với 132 lao động của tỉnh Thanh Hóa đang hoạt động trên vùng biển ven bờ các tỉnh Quảng Ninh, Nam Định, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh và 90 phương tiện đang hoạt động trên vùng biển Thanh Hóa.  “Tất cả các tàu, thuyền đều đã nắm bắt được diễn biến của cơn bão số 5, đang tập trung di chuyển vào các khu neo đậu. Dự kiến trước 20h tối nay sẽ vào bờ an toàn”, Đại tá Luyện cho biết thêm.

Hotline: 0978.080.284

Bài viết mới nhất

Công dụng của nhung hươu tươi và nhung hươu khô

Thái nhung hươu thành miếng mỏng, đem sấy khô bằng điện, sau đó cho vào lọ nắp ...

Các giai đoạn phát triển hươu sao qua hình ảnh

Những hình ảnh dễ thương của hươu sao từ giai đoạn hươu sao mới sinh cho tới hươu trưởng ...

Chăm sóc hươu con sơ sinh đến tập ăn cai sữa

Nhiều người chỉ biết đến nuôi hươu đực lấy nhung hươu chứ ít ai quan tâm đến làm sao có ...

Chăm sóc nai cái thời kỳ phối giống và sinh sản

Nghề nuôi nai ngày càng phát triển và phổ biển trên nhiều vùng trong cả nước. Nuôi nai ...

Cách làm món thịt hươu tái chanh

Khi nói đến hươu, người ta thường chỉ nghĩ hươu được nuôi để lấy nhung hươu. Người trong ...

THƯ VIỆN ẢNH

Thành Viên Online

Đang có 2 khách và không thành viên đang online

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Thôn 13, Quỳnh Tân, Quỳnh Lưu, Nghệ An.
  • Cơ sở 2: 135/12 Đường Phan Đình Phùng, P.2, TP. Bảo Lộc, Lâm Đồng
  • 0978 080 284
    0386669701
  • This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

GIỚI THIỆU CHUNG

Con hươu có lông đen mịn màu đỏ hồng có đốm. Con nai to hơn con hươu, lông cứng hơn, màu xám hoặc nâu, không có đốm. Chỉ có con đực mới có sừng.  Chi tiết

Đăng ký nhận thông tin

Những thông tin mới nhất sẽ được gửi mail cho bạn!

Template Settings
Select color sample for all parameters
Green Dark_Green Oranges Yellow
Background Color
Text Color
Select menu
Google Font
Body Font-size
Body Font-family
Direction
Scroll to top