Nghề nuôi nai ngày càng phát triển và phổ biển trên nhiều vùng trong cả nước. Nuôi nai cũng được chia làm nhiều giai đoạn khác nhau từ thời kỳ nai con đến lúc nai trưởng thành và sinh sản đối với nai cái, cho nhung đối với nai đực. Hôm nay trại hươu Xứ Nghệ chia sẻ với bạn đọc cách chăm sóc nai cái thời kỳ phối giống và sinh sản.
Chăm sóc quản lý nai cái thời kỳ phối giống.
Giai đoạn này bào thai phát triển mạnh, nhu cầu đòi hỏi các chất dinh dưỡng cao. Vào tháng cuối trọng lượng bào thai lớn lên rất nhanh cần cho ăn các chất có hàm lượng dinh dưỡng cao, những tuần cuối sau khi sinh cần cho ăn các loại lá cây có tác dụng lợi sữa, nhu sung, vả, mít, đu dủ, các loại hạt nảy mầm.
Khẩu phần dành cho nai chửa kỳ 1 và chửa kỳ 2 như sau:
Nai chửa kỳ 1: (thai < 5 tháng)
- Thức ăn xanh: 18 kg.
- Thức ăn tinh: 0.8 kg.
- Thức ăn củ quả: 1.5kg.
- Thức ăn bổ sung (Premix khoáng, Premix Vitamin, muối ăn) 25-30g.
- Nước uống: 10 lít nước.
Nai chửa kỳ 2: (thai >5 tháng)
- Thức ăn xanh: 15 kg.
- Thức ăn tinh: 0.5 kg.
- Thức ăn giàu đạm: 0.3-0.5kg
- Thức ăn củ quả: 2kg.
- Thức ăn bổ sung( Premix khoáng, Premix Vitamin, muối ăn) 30 – 35g.
- Nước uống:12 lít nước.
Giai đoạn này cần chú ý các yếu tố gây nên sẩy thai như thức ăn bị thiu, mốc, thức ăn có chứa độc tố, yếu tố vận động bị trượt ngã sẽ gây sẩy thai tiếng ồn, người lạ vào chuồng, hơi lạ làm cho nai hoảng sợ chạy nhảy tác động đến thai.
Trong trường hợp sẩy thai không rõ nguyên nhân thì cần phải cách ly, và xữ lý chất thải chuông trại một cách chu đáo đề phòng bệnh xẩy thai truyền nhiểm do Bruccella gây ra.
Công tác chuẩn bị cho nai đẻ
Căn cứ vào ngày phối để biết được thời điểm nào thì nai đẻ mà chuẩn bị trước, trước khi đẻ ba ngày ta cần rải một lớp rơm rạ hay cỏ khô ở một góc chuồng, chuồng trại phải sạch sẽ.
Chồng phải ấm và phải thoáng và yên tỉnh, trong những ngày này phải có người thường xuyên trực, theo dõi một cách chu đáo, khi cần thiết thì mới can thiệp, bình thường sau khi đẻ xong nai mẹ cắn rốn cho nai con và liếm khô nai con. Sau 1 giờ 30 phút đến 2 giờ thấy nhau không ra ta có thể tiêm Oxytoxin và thuốc trợ sức ADE, Cafein… tăng khả năng co bóp của tử cung để đẩy nhau ra ngoài. Nếu không được thì can thiệp bằng cách bóc nhau bằng tay bằng đường tử cung việc làm này thường phải là những người có chuyên môn thực hiện. Sau đó thụt rữa tử cung bằng thuốc tím 1% đề phòng sót nhau.
4. Nuôi dưỡng chăm sóc nai mẹ tiết sữa nuôi con.
Sau khi đẻ xong ngày thứ nhất ta cho nai mẹ ăn cháo có pha muối và các loại thức ăn lợi sữa như sung, vả mít, đu đủ xanh…
Từ ngày thứ 3 trở thì cho nai mẹ ăn khẩu phần sau:
- Thức ăn xanh: 18kg.
- Thức ăn tinh: 0.5 kg.
- Thức ăn giàu đạm: 0.5kg
- Thức ăn củ quả: 2kg.
- Thức ăn bổ sung(Premix khoáng, Premix Vitamin, muối ăn) 30 – 35g.
- Nước uống: 12 lít nước.
Nuôi dưỡng chăm sóc nai con sơ sinh đến tập ăn cai sữa.
Nai con sơ sinh rất nhạy cảm với bệnh tật, do đó chuồng trại cần tránh gió lùa ẩm ướt, trong chuồng phải có một góc sạch sẽ khô ráo.
Sau khi đẻ ra, chậm nhất sau 2giờ phải cho nai con bú sữa đầu, sữa đầu có tác dụng to lớn trong việc hoàn thiện dần chức năng bộ máy cơ thể, và hoàn thiện hệ thống miển dịch trong thời gian đầu để chống đỡ với các bệnh tật thông thường. Cần phải chăm sóc nuôi dưỡng nai mẹ đúng khẩu phần để nai mẹ tiết sữa đủ nuôi nai con, cho nai con bú một cách tự do.
Sau 10 – 12 ngày nai con có thể tập cho ăn lá cỏ non, người chăn nuôi cần lợi dụng ưu thế này để tập ăn cho nai con càng sớm càng tốt, tập ăn mỗi ngày khối lượng tăng dần. Nếu có sân chơi thì hàng ngày cho nai mẹ và nai con vận động 2lần/ngày mỗi lần khoảng 30 phút, lúc 8 – 9giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều để nai con chóng lớn, cách nuôi như thế này thì nai con 3 – 4 tháng tuổi đã có thể ăn cỏ hoàn thiện và chúng ta có thể cai sữa được.
Khẩu phần của nai sau cai sữa cho đến khi chuyển nuôi hậu bị.
- Thức ăn xanh: 8 -10kg.
- Thức ăn tinh: 0.2- 0.3 kg.
- Thức ăn giàu đạm: 0.2 –0.3kg
- Thức ăn củ quả: 0.5kg.
- Thức ăn bổ sung( Premix khoáng, Premix Vitamin, muối ăn) 10 – 13g.
- Nước uống: 2-5 lít nước.
Giai đoạn này nai con phát triển nhanh nhất, cần cho nai con ăn đúng khẩu phần và cho ăn nhiều lần trong ngày và cho ăn tăng dần cho đến tuổi hậu bị.
Nai đực, cái hậu bị và nai kiểm định được nuôi theo khẩu phần là.
- Thức ăn xanh: 12-15kg.
- Thức ăn tinh: 0.4- 0.5kg.
- Thức ăn củ quả: 1.5 –2kg.
- Thức ăn bổ sung( Premix khoáng, Premix Vitamin, muối ăn) 25-30g.
- Nước uống: 7-10 lít nước.
Như vậy việc nuôi nai giong thời kỳ sinh sản cũng không quá khó mà cũng không thể chủ quan. Trại hươu Xứ Nghệ chúc bạn ngày càng phát triển tốt nghề nuôi nai.
Hotline: 0978.080.284
Sản phẩm chính
Bài viết mới nhất
Công dụng của nhung hươu tươi và nhung hươu khô
Thái nhung hươu thành miếng mỏng, đem sấy khô bằng điện, sau đó cho vào lọ nắp ...
Các giai đoạn phát triển hươu sao qua hình ảnh
Những hình ảnh dễ thương của hươu sao từ giai đoạn hươu sao mới sinh cho tới hươu trưởng ...
Chăm sóc hươu con sơ sinh đến tập ăn cai sữa
Nhiều người chỉ biết đến nuôi hươu đực lấy nhung hươu chứ ít ai quan tâm đến làm sao có ...
Chăm sóc nai cái thời kỳ phối giống và sinh sản
Nghề nuôi nai ngày càng phát triển và phổ biển trên nhiều vùng trong cả nước. Nuôi nai ...
Cách làm món thịt hươu tái chanh
Khi nói đến hươu, người ta thường chỉ nghĩ hươu được nuôi để lấy nhung hươu. Người trong ...
Thành Viên Online
Đang có 4 khách và không thành viên đang online