Chim trĩ là loài chim quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam, chúng có bộ lông rất đẹp. Chim trĩ giống một ngày tuổi có bộ lông màu cánh sẻ, có ba đường kẻ sọc chạy dài từ đầu đến cuối thân.
Khi trưởng thành có màu lông đồng nhất, chim trống mào đỏ và bộ lông óng mượt khá đẹp màu xanh lục ở đầu, họng và trước cổ, phần lông còn lại có màu nâu hung đỏ hay nâu vàng. Chiều dài thân con trống trưởng thành từ 70-90cm. Chim mái có bộ lông vằn nâu, điểm các chấm đen hay màu xám mốc, mào thấp... Con mái có kích thước nhỏ hơn. Trĩ đỏ có bộ lông óng mượt màu vàng, có điểm đen nhạt đỏ, xanh, trắng. Lúc trĩ còn non khó nhận biết là chim trĩ hay chim cun cút (chim trĩ với chim cun cút khi còn non khá giống nhau) vài tháng sau mới xác định được chính xác.
Chim trĩ ngày càng được nuôi rộng rãi vì nó mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để có năng suất trong chăn nuôi chim trĩ người chăn nuôi cần biết cách chữa một số bệnh cho chim trĩ như sau:
Bệnh tiêu chảy, Ecoli: chủ yếu sảy ra sau quá trình vận chuyển hoặc môi trường nuôi không đảm bảo: Dùng Vaccin đặc trị Ecoli cho gia cầm tiêm hoặc cho uống (liều lượng bằng 2,5 lần hướng dẫn trên bao bì).
Trị bệnh cho chim trĩ
Bệnh về đường hô hấp: Biểu hiện: (hen phổi, nấm phổi) Chim có hiện tượng thở khò khè, chảy nước mũi, thở ngáp rồi chết. Nguyên nhân do thay đổi thời tiết, hoặc mật đồ nuôi dày. Cách trị: Dùng thuốc đặc trị hen của gà nhỏ trực tiếp với liều dùng bằng lần hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Điều chỉnh lại mật độ nuôi, vệ sinh chuồng nuôi bằng thuốc khử trùng.
Bệnh đau mắt (sưng mặt): Biểu hiện: Mắt chim có màng đục nhắm lại, 1 trong hai bên má sưng. Chim bị mù dẫn đến không thể tự ăn, uống được mà chết. Cách trị: Dùng thuốc nhỏ mắt của người nhỏ từ 3 – 5 giọt. Kết hợp với tiêm nếu phát hiện trong mắt có giun, sán.
Các bệnh khác: Trong quá trình nuôi chim trĩ thường mắc 1 số bệnh khác ít thấy biểu hiện trên gia cầm thông dụng. Để đảm bảo tỉ lệ nuôi thành công thì khâu vệ sinh chuồng trại là 1 yếu tố rất quan trọng. Đồng thời những cá nhân mới gây nuôi nên đến trực tiếp các trang trại, cá nhân có nhiều năm kinh nghiệm nuôi trĩ để tham khảo học tập kinh nghiệm.
Hotline: 0978.080.284
Sản phẩm chính
Bài viết mới nhất
Cách bảo quản nhung hươu tươi tốt nhất
Làm sạch và sơ chế nhung hươu tươi Sau khi cắt, trước hết bạn cần phải làm sạch nhung. ...
Bán hươu cảnh độc và lạ
Trại hươu Xứ Nghệ hiện có 1 con hươu cảnh mọc nhung hươu có 3 nhánh rất đẹp. Rất phù hợp ...
Cách chăm sóc Nai trong thời kỳ mọc nhung
Nai đực sơ sinh sau một năm tuổi nai đực sẽ mọc sừng. Cặp sừng đầu tiên không phân nhánh, ...
Những hình thực tế của trang trại hươu Xứ Nghệ
Với kinh nghiệm nuôi hươu nai nhiều năm, Trang trại hươu nai Xứ Nghệ chúng tôi hàng năm ...
Cách chế biến nhung hươu ngâm mật ong
Nhung hươu có rất nhiều cách sử dụng nhưng ít ai biết cách chế biến nhung hươu ngâm mật ...
Thành Viên Online
Đang có 11 khách và không thành viên đang online